5️⃣HỌC PHẦN 5 (chưa hoàn thiện)
Đánh giá kết quả học tập
Last updated
Đánh giá kết quả học tập
Last updated
Cần phải khẳng định ngay rằng không thể nói phương pháp nào hoàn toàn tốt hơn; mỗi phương pháp có các ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bảng so sánh dưới đây cho thấy tuỳ theo từng vấn đề, ưu thế thuộc về phương pháp nào.
Nói chung chất lượng của việc đánh giá bằng TNKQ chủ yếu phụ thược vào đủ, còn chất lượng của việc đánh giá bằng tự luận chủ yếu phụ thuộc vào trình độ người chấm
Xu hướng tăng tính khách quan đối với việc chấm bài tự luận nhờ các đáp án và thang điểm chi tiết, đếm ý tính điểm và hậu quả là: biến đề tự luận thành một đề trắc nghiệm tồi
Trắc nghiệm khách quan:
Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và nhân lực, dễ dàng chấm điểm, độ chính xác cao, đánh giá được nhiều kiến thức với số lượng câu hỏi ít hơn, giảm thiểu tác động của yếu tố cá nhân của người chấm.
Nhược điểm: hạn chế đánh giá kỹ năng, năng lực, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, có thể dẫn đến hiện tượng “học để thi” và thiếu sự sáng tạo trong giáo dục.
Trắc nghiệm tự luận:
Ưu điểm: cho phép đánh giá nhiều kỹ năng, năng lực, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt của sinh viên, giúp sinh viên phát triển kỹ năng viết và thuyết trình.
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình chấm điểm, độ chính xác không cao bằng trắc nghiệm khách quan, có thể dẫn đến sự thiên vị của người chấm.
Xác định:
Ưu điểm: đánh giá trực tiếp khả năng của sinh viên, giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực hành, giải quyết vấn đề.
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và nhân lực cho việc quan sát và đánh giá, khó đánh giá đầy đủ một số khía cạnh của năng lực và kỹ năng của sinh viên, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá.
Các chuyên gia về đánh giá cho rằng phương pháp tự luận nên dùng trong các trường hợp sau:
Khi TS không quá đông;
Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt;
Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của TS hơn là khảo sát thành quả học tập;
Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của giáo viên là chính xác;
Khi không có nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài.
Phương pháp trắc nghiệm nên dùng trong những trường hợp sau:
Khi số TS rất đông;
Khi muốn chấm bài nhanh;
Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào người chấm bài;
Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn sự gian lận trong thi cử;
Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi.
Mục tiêu giảng dạy là cơ sở quan trọng đề xây dựng các đề trắc nghiệm
Muốn một đề trắc nghiệm (ĐTN) đo được cái cần đo, tức là đo được mức độ đạt các mục tiêu cụ thể của môn học, cần phải thiết kế và viết ĐTN bám sát mục tiêu của môn học. Một đề thi tốt kết hợp với việc tổ chức kỳ thi tốt sẽ làm cho kỳ thi đạt được độ giá trị cao.
Để giảng dạy tốt một môn học cần có một danh mục chi tiết về các mục tiêu giảng dạy, thể hiện ở năng lực hay hành vi cần phát triển của học viên qua quá trình giảng dạy. Để xây dựng một ĐTN tốt cho môn học đó cần dựa vào các mục tiêu đã đề ra cho môn học.
Trong thực tế các mục tiêu giảng dạy môn học không phải bao giờ cũng có sẵn đủ chi tiết để có thể soạn thảo một ĐTN. Khi đó cần xây dựng lại chi tiết danh mục các mục tiêu. Việc xây dựng mục tiêu thường được triển khai trong một nhóm những người cùng giảng dạy môn học đó phối hợp với một chuyên gia hiểu biết về cách viết các CH trắc nghiệm. Trước hết cần liệt kê các mục tiêu cụ thể liên quan đến các năng lực muốn đo lường đối với từng phần của môn học, sau đó tuỳ thuộc mức độ quan trọng của từng mục tiêu ứng với từng phần của môn học mà quyết định là cần bao nhiêu CH.
Độ khó
Khái niệm đầu tiên có thể lưu ý đến là độ khó của CH trắc nghiệm. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển người ta xác định độ khó dựa vào việc thử nghiệm CH trắc nghiệm trên các đối tượng TS phù hợp, và đo độ khó p bằng tỷ số phần trăm TS làm đúng trên tổng số TS tham gia làm câu trắc nghiệm đó:
p = (Số TS làm đúng)/(Tổng số TS tham gia làm CH)
Khi soạn thảo xong một câu hoặc một ĐTN người soạn chỉ có thể ước lượng độ khó hoặc độ phân biệt của nó bằng cảm tính. Độ lớn của các đại lượng đó chỉ có thể tính được cụ thể bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử, dựa vào kết quả thu được từ các câu và ĐTN của thí sinh.
Việc sử dụng trị số p để đo độ khó là rất có ý nghĩa. Nó dùng cách đếm số người làm đúng CH để thay thế cách xác định độ khó theo các đặc tính nội tại của CH trắc nghiệm. Ngoài ra cách định nghĩa này cũng cho ta một đại lượng chung phản ánh độ khó dễ của các ĐTN thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Các CH của một ĐTN thường phải có các độ khó khác nhau. Theo công thức tính độ khó như trên, rõ ràng giá trị p càng bé CH càng khó và ngược lại.
Vậy p có giá trị như thế nào thì CH có thể được xem là có độ khó trung bình? Muốn xác định được khái niệm này cần phải lưu ý đến xác suất làm đúng CH bằng cách chọn hú hoạ. Như đã biết, giả sử một CH trắc nghiệm có 5 phương án chọn thì xác suất làm đúng CH do sự lựa chọn hú hoạ của một TS không biết gì là 20%. Vậy độ khó trung bình của câu trắc nghiệm 5 phương án chọn phải nằm giữa 20% và 100%, tức là 60%. Như vậy, nói chung độ khó trung bình của một câu trắc nghiệm có n phương án chọn là (100% + 1/n)/2. Đối với các CH loại trả lời tự do, như loại câu điền khuyết, thì độ khó trung bình là 50%
Khi chọn lựa các câu trắc nghiệm theo độ khó người ta thường phải loại các câu quá khó (không ai làm đúng) hoặc quá dễ (ai cũng làm đúng). Một ĐTN tốt thường là khi có nhiều CH ở độ khó trung bình.
Để xét độ khó của cả một ĐTN, người ta có thể đối chiếu điểm số trung bình của bài trắc nghiệm và điểm trung bình lý tưởng của nó. Điểm trung bình lý tưởng của bài trắc nghiệm là điểm số nằm giữa điểm tối đa mà người làm đúng toàn bộ nhận được và điểm mà người không biết gì có thể đạt do chọn hú hoạ. Giả sử có ĐTN 50 câu, mỗi câu có 5 phương án trả lới. Điểm thô tối đa là 50, điểm có thể đạt được do chọn hú hoạ là 0,2x50=10, điểm trung bình lý tưởng là (50+10)/2= 30. Nếu điểm trung bình quan sát được trên hay dưới 30 quá xa thì ĐTN ấy sẽ là quá dễ hay quá khó. Nói chung, nếu điểm trung bình lý tưởng nằm ở khoảng giữa phân bố các điểm quan sát được thì ĐTN là vừa sức đối với đối tượng thí sinh, còn khi điểm đó nằm ở phía trên hoặc phía dưới phân bố điểm quan sát được thì ĐTN tương ứng là khó hơn hoặc dễ hơn so với đối tượng thí sinh.
Độ phân biệt
Khi ra một câu hoặc một ĐTN cho một nhóm TS nào đó, người ta thường muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi, trung bình, kém... Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt. Muốn cho CH có độ phân biệt, phản ứng của nhóm TS giỏi và nhóm TS kém lên câu đó hiển nhiên phải khác nhau. Người ta thường thống kê các phản ứng khác nhau đó để tính độ phân biệt.
Độ phân biệt của một câu hoặc một ĐTN liên quan đến độ khó. Thật vậy, nếu một ĐTN dễ đến mức mọi TS đều làm tốt, các điểm số đạt được chụm ở phần điểm cao, thì độ phân biệt của nó rất kém, vì mọi TS đều có phản ứng như nhau đối với ĐTN đó. Cũng vậy, nếu một ĐTN khó đến mức mọi TS đều làm không được, các điểm số đạt được chụm ở phần điểm thấp, thì độ phân biệt của nó cũng rất kém. Từ các trường hợp giới hạn nói trên có thể suy ra rằng muốn có độ phân biệt tốt thì ĐTN phải có độ khó ở mức trung bình. Khi ấy điểm số thu được của nhóm TS sẽ có phổ trải rộng.
Độ tin cậy
Trắc nghiệm là một phép đo: dùng thước đo là ĐTN để đo lường một năng lực nào đó của TS. Độ tin cậy của ĐTN chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ ĐTN.
Độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của ĐTN với tư cách là một phép đo lường trong giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần đo. Nói cách khác, phép đo ấy cần phải đạt được mục tiêu đề ra cho nó. Chẳng hạn, mục tiêu đề ra cho tuyển sinh đại học là kiểm tra xem TS có nắm chắc những kiến thức và kỹ năng cơ bản được trang bị qua chương trình phổ thông trung học hay không để chọn vào học đại học. Phép đo bởi ĐTN đạt được mục tiêu đó là phép đo có giá trị. Nói cách khác, độ giá trị của ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ ĐTN.
Để ĐTN có độ giá trị cao, cần phải xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo qua ĐTN và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng ngân hàng CH trắc nghiệm cũng như khi tổ chức triển khai kỳ thi. Nếu thực hiện các quá trình nói trên không đúng thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không phải cái mà ta muốn đo nhờ ĐTN.
Qua định nghĩa về độ tin cậy và độ giá trị, chúng ta có thể thấy rõ mối tương quan giữa chúng. Khi ĐTN không có độ thi cậy, tức lá phép đo nhờ ĐTN rất kém chính xác, thì chúng ta không thể nói đến độ giá trị của nó. Nói cách khác, khi ĐTN không có độ tin cậy thì nó cũng không thể có độ giá trị.
Như vậy, một ĐTN có độ tin cậy cao thì có nhất thiết là có độ giá trị cao hay không? Câu trả lời là: không nhất thiết. Thật vậy, đôi khi phép đo nhờ ĐTN có thể đo chính xác, nhưng nó đo một cái gì khác chứ không phải cái nó cần đo, trong trường hợp đó thì ĐTN có độ tin cậy cao nhưng độ giá trị thấp