4️⃣HỌC PHẦN 4
Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo ĐH, CĐ
Nêu các quy định cơ bản về khung CTĐT cấp đại học nước ta và các quan niệm về GDĐC, GDCN (học phần cốt lõi, chuyên môn chính, chuyên môn phụ), khối lượng kiến thức tối thiểu
Theo Quyết định số 80/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khung chương trình đào tạo cấp đại học gồm các yếu tố sau:
Mục tiêu: Mô tả mục tiêu giáo dục đại học của chương trình.
Nội dung đào tạo: Chương trình học bao gồm các học phần cốt lõi, chuyên môn chính và chuyên môn phụ.
Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo thông thường là 4 năm hoặc 5 năm tùy theo chương trình đào tạo.
Đối tượng đào tạo: Sinh viên đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Phương pháp đánh giá: Mô tả cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Điều kiện tốt nghiệp: Mô tả các điều kiện để tốt nghiệp khóa học.
Kiến thức GDĐC bao gồm các học phần (từ học phần sẽ được định nghĩa ở phần sau, có thể hiểu là một môn học ngắn và có thể lắp ghép được trong CTĐT) thuộc 6 lĩnh vực: Khoa học xã hội, Nhân văn, Khoa học tự nhiên và Toán học, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Mục tiêu của thành phần này là tạo cho người học tầm nhìn rộng, thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn; hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người (trong đó có bản thân); nắm vững phương pháp tư duy khoa học; biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại; có đạo đức, nhận thức trách nhiệm công dân; yêu Tổ quốc và có năng lực tham gia bảo vệ Tổ quốc, trung thành với lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Kiến thức GDĐC còn cung cấp cho người học tiềm lực vững vàng để một mặt, họ có thể học tốt các kiến thức nghề nghiệp ở giai đoạn sau cũng như có thể cập nhật và nâng cao nghề nghiệp suốt đời; mặt khác, khi cần thiết họ có thể đổi hướng nghề nghiệp cho phù hợp với các biến động của thị trường lao động. Các học phần GDĐC có thể tồn tại dưới dạng những môn học riêng biệt kiểu truyền thống hoặc dưới dạng những môn học tích hợp từ một số ngành khoa học.
Kiến thức GDCN bao gồm ba bộ phận: nhóm học phần cốt lõi (kiến thức cơ sở của ngành hoặc liên ngành, bao gồm cả các học phần khoa học cơ bản phục vụ cho chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành và khoa học quân sự chuyên ngành; riêng đối với các chương trình đào tạo giáo viên còn bao gồm cả phần kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn); nhóm học phần chuyên môn chính và nhóm học phần chuyên môn phụ (không nhất thiết phải có), nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu. Tên ngành đào tạo được xác định theo nhóm kiến thức chuyên môn chính.
Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu cho các trình độ tạo ở cấp đại học:
Tỷ lệ giữa 2 khối kiến thức GDĐC và GDCN đối với trình độ đại học 4 năm cỡ 4/6.
Phần kiến thức cốt lõi không có quy định chung về khối lượng tối thiểu, trừ các ngành sư phạm (được hiểu là các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy).
Kiến thức chuyên môn chính phải đạt được khối lượng tối thiểu là 45 đơn vị học trình (xem định nghĩa ở phần sau). Trong khối kiến thức này, phần kiến thức và kỹ năng chuyên sâu được bố trí ở dạng các học phần tự chọn có hướng dẫn (theo chuyên ngành hẹp như trước đây hoặc định hướng rộng theo các nhu cầu xã hội).
Nếu có chuyên môn phụ thì phải đạt khối lượng tối thiểu 25 đơn vị học trình.
Đối với các ngành nghề khoa học cơ bản và sư phạm, một bộ phận các kiến thức chuyên môn chính và phụ có thể nằm ngay trong khối kiến thức GDĐC.
Theo quy định của Luật Giáo dục cần hiểu thế nào về “chương trình khung” và về phân cấp quản lý CTĐT đại học? Nêu quy trình xây dựng và ban hành chương trình khung
Luật Giáo dục năm 1998 và việc đổi mới quản lý chương trình đào tạo đại học/cao đẳng - khái niệm về chương trình khung: (trong đề cương)
Điều 36: “Bộ GD&ĐT quy định chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lý thuyết và thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, các trường đại học và cao đẳng xác định chương trình giáo dục của trường mình”. Như vậy Luật có xu hướng tăng trách nhiệm quản lý từ phía Nhà nước đối với các trường đại học, tức là quy định Bộ GD&ĐT không chỉ đưa ra khung chương trình như trước đây mà phải nắm đến tận chương trình khung. Mặt khác, Luật Giáo dục lại công nhận ở điều 55 “...Trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của nhà trường trong công tác sau đây: 1) xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo...
Chương trình khung = Khung chương trình + Phần nội dung cứng.
Nhận thấy vai trò quan trọng của chương trình khung trong tiến trình đổi mới GDĐH Việt Nam, kết luận của Hội nghị Đại học tháng 10/2001 đã chỉ rõ: ..."Chương trình khung là cơ sở để đảm bảo tính chuẩn mực, cơ bản, hiện đại, thiết thực, kế thừa và liên thông, bảo đảm tính đa dạng trong sự thống nhất về chuẩn kiến thức của chương trình giáo dục đại học, tạo thuận lợi cho việc công nhận văn bằng giữa các quốc gia và sự hội nhập”.
Tư tìm hiểu trên mạng:
Theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam, chương trình khung đại học là một hệ thống các học phần được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu về nhân lực của xã hội và tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chương trình khung bao gồm các học phần cốt lõi, chuyên môn chính, chuyên môn phụ và các học phần tự chọn.
Phân cấp quản lý CTĐT đại học theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam được thực hiện trên 2 cấp độ: trường và bộ. Trường chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai CTĐT đại học theo quy định của pháp luật và chỉ thị của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung và thẩm định CTĐT đại học.
Ngoài ra, các trường đại học cần phải thực hiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục, đảm bảo tính thống nhất, tương thích và đồng bộ về chất lượng giáo dục đối với các CTĐT đại học trên cả nước. Các trường cũng cần thường xuyên cập nhật, điều chỉnh CTĐT đại học để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Quy trình xây dựng chương trình khung (trong đề cương)
Để bảo đảm cho Bộ Chương trình khung giáo dục đại học mà Bộ GD&ĐT ban hành có chất lượng cao và được tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước chấp nhận, quá trình thiết kế chương trình khung phải trải qua các bước:
Chuẩn bị các văn bản pháp quy, sưu tập tư liệu và thành lập các hội đồng;
Xây dựng dự thảo chương trình khung cho từng khối ngành;
Lấy ý kiến rộng rãi các giảng viên và chuyên gia liên quan về các dự thảo chương trình khung ho các ngành;
Các hội đồng chỉnh lý lại các chương trình khung;
Các hội đồng giới thiệu tác giả viết giáo trình và triển khai công việc biên soạn và thẩm định các giáo trình.
Nêu quy trình xây dựng và ban hành chương trình khung (tìm hiểu trên Internet)
Theo Luật Giáo dục Việt Nam, quy trình xây dựng và ban hành chương trình khung cấp đại học bao gồm các bước sau:
Tiến hành định hướng xây dựng chương trình khung: Tổ chức các cuộc hội thảo, đối thoại giữa các đơn vị đào tạo, chuyên gia và các nhà nghiên cứu về giáo dục để đưa ra các ý kiến, định hướng về chương trình khung.
Xây dựng bản thảo chương trình khung: Các đơn vị đào tạo đề xuất các nội dung cần có trong chương trình khung, đảm bảo tính toàn diện, khai thác được các khả năng của sinh viên, phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường lao động.
Phối hợp và đánh giá bản thảo chương trình khung: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đánh giá và đóng góp ý kiến về bản thảo chương trình khung.
Sửa đổi và hoàn thiện bản thảo chương trình khung: Dựa trên các ý kiến đóng góp của các đơn vị và cá nhân có liên quan, các đơn vị đào tạo sửa đổi và hoàn thiện bản thảo chương trình khung.
Quyết định ban hành chương trình khung: Các cơ quan quản lý giáo dục đại học phê duyệt và ban hành chương trình khung.
Triển khai chương trình khung: Các đơn vị đào tạo xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình khung đã được ban hành, đồng thời cập nhật và sửa đổi các chương trình đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
Bản chất của học chế tín chỉ là gì ? Các triết lý làm cơ sở học chế tín chỉ?
Bản chất của học chế tín chỉ:
Năm 1993, khi Vụ Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đưa học chế tín chỉ vào các trường đại học nước ta, nhiều người còn ngỡ ngàng và không mấy trường đại học hưởng ứng, chỉ có Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận và đi dầu thực hiện. Thế mà ngày nay chẳng những ở nước ta mà nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, người ta nói nhiều về học chế tín chỉ và đang cố gắng đưa học chế tín chỉ vào nhiều trường đại học.
Nói gọn: “bản chất của học chế tín chỉ là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo dục đại học cho số đông”.
Các triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là “giáo dục hướng về người học” và “giáo dục đại học đại chúng”. Các triết lý này được vận dụng nhuần nhuyễn trong nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ, nơi sinh ra học chế tín chỉ.
Các đặc điểm quan trọng về quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ?
Do mục tiêu cá thể hóa việc học tập, học chế tín chỉ có đặc điểm quan trọng nhất là làm cho mỗi người học có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng mình. Đặc điểm này buộc người dạy phải sử dụng phương pháp giảng dạy sao cho phát huy được tính chủ động của người học, giúp người học biết cách học để tự học.
Quan niệm nền tảng của học chế tín chỉ là sự tích lũy kiến thức, quá trình học là quá trình kiến thức được góp nhặt dần dần, tích lũy đến đâu được ghi nhận đến đấy. Với quan niệm đó, học chế tín chỉ chú trọng việc đánh giá thường xuyên để ghi nhận kiến thức, không buộc người học phải học đi học lại những điều đã tích lũy được.
Đơn vị “tín chỉ” được xác định dựa trên khối lượng lao động học tập của một sinh viên trung bình, và thường được định nghĩa như sau: “nếu môn học có 1 giờ lên lớp trong một tuần kéo dài một học kỳ thì được tính 1 tín chỉ”. Ngoài ra, định nghĩa tín chỉ còn được bổ sung một vế quan trọng như sau: “để đảm bảo 1 giờ học ở lớp cần ít nhất 2 giờ học cá nhân”. Theo định nghĩa này tín chỉ bao gồm một phần nổi: 1 giờ học ở lớp, và một phần chìm: 2 giờ chuẩn bị cá nhân. Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập phải đảm bảo sao cho định nghĩa đó của tín chỉ được thỏa mãn, tức là: giảng dạy phải đảm bảo sao cho chẳng những việc học trong thời gian thuộc phần nổi được thực hiện tốt, mà còn phải tạo điều kiện để hoạt động tự học trong thời gian thuộc phần chìm có hiệu quả cao. Mặt khác việc đánh giá thành quả học tập phải đảm bảo sao cho đánh giá được cả phần nổi và phần chìm.
Đặc điểm chung (tài liệu kèm theo)
Hệ thống TC cho phép SV đạt được văn bằng đại học qua việc tích luỹ các loại tri thức giáo dục khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định, căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh viên, gọi là tín chỉ (credit). Định nghĩa chính thức về TC phổ biến ở Mỹ (và một số nước khác) như sau: Khối lượng học tập gồm 1 tiết học lý thuyết (50 phút) trong một tuần lễ và kéo dài 1 học kỳ (15 - 18 tuần) thì được tính 1 TC. Các tiết học loại khác như: thực tập thí nghiệm, đi thực địa, vẽ, nhạc, thực hành nghệ thuật, thể dục v.v... thì thường cứ 3 tiết trong một tuần kéo dài một học kỳ được tính một TC. Ngoài định nghĩa nói trên, người ta còn quy định: để chuẩn bị cho 1 tiết lên lớp, SV phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm việc ở ngoài lớp.
Khi tổ chức giảng dạy theo TC, đầu mỗi học kỳ, SV được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một ngành đào tạo (major) nào đó. Sự lựa chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. SV không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn học khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn cần phải học một ít môn khoa học xã hội, nhân văn và ngược lại.
Về việc đánh giá kết quả học tập, hệ thống TC dùng cách đánh giá thường xuyên, và dựa vào sự đánh giá đó đối với các môn học tích luỹ được để cấp bằng cử nhân. Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và đào tạo tiến sỹ) ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn.
Các nhận định nào về ưu, nhược điểm chính của học chế tín chỉ thường được nhắc đến?
Các ưu điểm của học chế tín chỉ
Có hiệu quả đào tạo cao
Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao
Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo
Các nhược điểm của học chế tín chỉ
Cắt vụn kiến thức
Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên
Ghi chú: Cần tham khảo chi tiết thì vào trang 272, 273
Last updated